Trang chủ | Sự kiện | Thêm địa điểm
Hướng dẫn | Liên hệ | 5087 địa điểm, Online 2471 | Đăng nhập  MobiWeb
Từ  
Tới  
  • Bản đồ
  • Giới thiệu
  • Sự Kiện
  • Hình ảnh
  • Chia sẻ:           

            I. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ
                    Trường được thành lập năm 1967 theo quyết định số 124/CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 14 tháng 8 năm 1967 với tên gọi Trường Đại học Nông nghiệp II, đóng tại Việt Yên, Hà Bắc (nay là tỉnh Bắc Giang).

Năm 1983, theo quyết định số 213/CP cuả Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 05 tháng 8 năm 1983, Trường Đại học Nông nghiệp II chuyển vào Huế để sáp nhập với Trường Cao đẳng Nông Lâm nghiệp Huế thành Trường Đại học Nông nghiệp II Huế.

Năm 1994, theo quyết định số 30/CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 04 tháng 4 năm 1994 về việc thành lập Đại học Huế và Trường đại học Nông nghiệp II Huế đổi tên thành Trường Đại học Nông Lâm Huế là một trong thành viên.

               II. TỔ CHỨC

              Ban Giám hiệu

Hiệu trưởng: PGS.TS. Trần Văn Minh

Phó hiệu trưởng:

PGS.TS. Hoàng Mạnh Quân - phụ trách nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất

PGS.TS. Nguyễn Minh Hiếu - phụ trách công tác đào tạo đại học

PGS.TS. Lê Đức Ngoan - phụ trách hợp tác quốc tế và công nghệ thông tin

              Các khoa

                    Gồm 8 khoa: khoa Nông học, khoa Chăn nuôi-Thú y, khoa Lâm nghiệp, khoa Cơ khí - Công nghệ, khoa Thuỷ sản, khoa Khuyến nông và phát triển nông thôn, khoa Tài nguyên đất và môi trường nông nghiệp và khoa Cơ bản.

              Các phòng chức năng

                        Gồm 4 phòng: phòng Hành chính - Tổng hợp, phòng Giáo vụ và công tác sinh viên, phòng Quản lý khoa học và đối ngoại, phòng Kế hoạch - Tài chính Thư viện.

              Các trung tâm

                         Gồm 2 trung tâm: Trung tâm Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ Nông Lâm nghiệp; và Trung tâm Phát triển nông thôn miền Trung.

                Đội ngũ cán bộ công chức

Đến hết tháng 4 năm 2008, số cán bộ công chức và lao động của trường hiện có 444 người, trong đó có 226 (56,5%) cán bộ giảng dạy (10 phó giáo sư, 47 tiến sỹ-chiếm 20,8% cán bộ giảng dạy, 107 thạc sỹ, 20 nghiên cứu sinh,...).

            III.HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO

Đào tạo trung cấp và cao đẳng

Từ năm học 2008-2009, trường mở 5 ngành đào tạo cao đẳng (theo quyết định số 038/QĐ-ĐHH/ĐTĐH của giám đốc Đại học Huế ký ngày 31/01/2008): Trồng trọt, Chăn nuôi-Thú y, Công nghiệp và công trình nông thôn, Nuôi trồng thủy sảnQuản lý đất đai, và 2 ngành ở bậc trung học (theo quyết định số 041/QĐ-ĐHH/ĐTĐH của giám đốc Đại học Huế ký ngày 31/01/2008): Lâm nghiệpThú y. Theo dự kiến, mỗi ngành cao đẳng sẽ tuyển sinh khoảng 100 học viên và trung cấp 50 học viên hàng năm.

Đào tạo đại học

Đào tạo đại học chính quy, tập trung với thời gian 4 năm (các ngành) và 5 năm (ngành Thú y). Chương trình đào tạo gồm ba học kỳ đầu tiên dành cho các môn chung của tất cả các khối ngành và các môn cơ bản cho từng khối ngành; các học kỳ còn lại dành cho các kiến thức cơ sở và chuyên môn cho chuyên ngành đào tạo.

Từ năm học 2006-2007, hệ đại học chính quy có 18 ngành đào tạo với quy mô tuyển sinh 1.000-1.200 sinh viên mỗi năm. Số sinh viên chính quy có mặt thường xuyên ở trường 4000 - 4.500. Các ngành đào tạo gồm: Trồng trọt; Bảo vệ thực vật; Nông học; Khoa học nghề vườn; Chăn nuôi - Thú y; Thú y; Nuôi trồng thuỷ sản; Ngư y; Lâm nghiệp; Quản lý tài nguyên rừng và môi trường; Chế biến lâm sản; Công nghiệp và công trình nông thôn; Cơ khí bảo quản và chế biến nông sản; Bảo quản và chế biến nông sản; Quản lý đất đai; Khuyến nông và Phát triển nông thôn; Công nghiệp thực phẩm; Khoa học đất.

Hệ đại học phi chính quy bao gồm vừa học vừa làm (tại chức) và chuyên tu. Hàng năm, loại hình đào tạo tại chức được mở ở các tỉnh từ Thanh Hóa đến Phú Yên với số lượng tăng từ 300 lên 700 sinh viên/năm trong năm học 2006-2007. Hiện nay có 7 ngành đào tạo tại chức, bao gồm: Trồng trọt; Bảo vệ thực vật; Nông học; Chăn nuôi - Thú y; Thú y; Lâm nghiệp; Quản lý đất đai.

Đào tạo sau đại học

Đào tạo Cao học bắt đầu từ năm học 1994-1995. Năm học 2007-2008 có 07 chuyên ngành do trường đảm nhận đó là: Trồng trọt; Chăn nuôi động vật; Thú y; Khoa học đất; Lâm học; Kỹ thuật máy và thiết bị cơ giới hoá Nông-Lâm nghiệp; Phát triển nông thôn; và 01 chuyên ngành đào tạo bằng tiếng Anh, liên kết với Trường đại học Khoa học Nông nghiệp Thụy Điển: Phát triển nông thôn. Hàng năm số lượng được tuyển khoảng 50 học viên. Học tập trung với thời gian 2 năm. Năm học 2006-2007, số học viên cao học có mặt thường xuyên là 100.

Đào tạo tiến sĩ bắt đầu từ năm học 1998-1999. Nghiên cứu sinh được tuyển hàng năm vào 02 chuyên ngành: Kỹ thuật trồng trọt và Chăn nuôi động vật với quy mô 5 - 10 nghiên cứu sinh.

Không tìm thấy hình ảnh
Báo sai thông tin | Bản đồ lớn | Lượt (8689)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
- Địa chỉ: 102, Phùng Hưng, TP. Huế, Việt Nam
- Điện thoại: 84(0)54.522535 - Fax::84(0)54.524923
- Email: admin@huaf.edu.vn
- Website: www.huaf.edu.vn

Trường CĐ Phú Châu
- Địa chỉ: Số 99, Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân
- Tel: (84-04) 62861166 - Fax: (84-04) 62861166
CĐ Kỹ thuật Vinhempich
- Địa chỉ: 189 Nguyễn Oanh, phường 10, quận Gò Vấp, TPHCM
- Tel:
CĐ Văn hóa nghệ thuật TPHCM
- Địa chỉ: 5 Nam Quốc Cang, phường Phạm Ngũ Lão, Q1, TPHCM, ĐT: 08.9250991
- Tel:
TRƯỜNG NHẬT NGỮ IVY
- Địa chỉ: 125 Lê Thị Hồng Gấm, P. Cầu Ông Lãnh, Quận 1,HCMC
- Tel: (08) 3914 7537
Trường Cao Đẳng NGUYỄN TẤT THÀNH
- Địa chỉ: 298A-300A Nguyễn Tất Thành, P.13, Q.4, TP.HCM
- Tel: (08) 62619423 , (08) 39411189

Quảng cáo

Liên kết: Đăng ký tên miền | Ký Ức | Data Center | Cần Giờ | Doanh nhân Kết nối | Lịch khai giảng | TourBalo | Thế giới CEO | Doanh Chủ | Web1080
www.xembando.com & www.xembando.vn - Copyright (c) 2008- 2024 Quản lý bởi PMV Software - Công Viên Phần Mềm Quang Trung, Quận 12, TP.HCM, Việt Nam